Tin sức khỏe

Vô kinh là gì? Vô kinh ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe nữ giới?

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt trong một thời gian nhất định, 6 tháng hoặc trên 1 năm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Vì thế việc trang bị thêm kiến thức về vô kinh sẽ giúp chị em biết cách phát hiện và xử trí tình trạng này hiệu quả.

Vô kinh là gì?

Vô kinh đồng nghĩa với không có kinh nguyệt hàng tháng, có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đây là kết quả của sự thay đổi chức năng hoặc vấn đề ở một số bộ phận nào đó trong hệ thống sinh sản của nữ. Tình trạng này hay xảy ra ở nữ giới đã qua tuổi dậy thì, không mang thai và chưa đến tuổi mãn kinh. 

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt hàng tháng
Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt hàng tháng

Vô kinh hiện được chia làm 2 loại: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

Vô kinh nguyên phát

Đây là tình trạng không có kinh nguyệt lần đầu tiên ở tuổi 15 hoặc trong vòng 5 năm kể từ khi có dấu hiệu dậy thì đầu tiên. 

Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát là do các bộ phận sản sinh hormone liên quan tới kinh nguyệt như buồng trứng, tuyến yên, hệ thần kinh trung ương.

Khi thiếu hụt hoặc tổn thương một bộ phận nào đó trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng mất kinh (vô kinh).

– Không có buồng trứng hoặc không có tử cung

– Buồng trứng bị tổn thương hoặc tử cung có bất thường

– Cơ quan sinh dục bị khiếm khuyết

Vô kinh thứ phát

Đây là tình trạng bạn đang có kinh nguyệt đều đặn nhưng lại không có kinh nguyệt trong ít nhất ba tháng hoặc bạn ngừng kinh nguyệt trong sáu tháng khi trước đó chúng không đều. Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát gồm:

– Đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú

– Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc

– Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học

– Sử dụng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai khẩn cấp, đặt vòng…

– Suy buồng trứng sớm, u buồng trứng, sẹo sau phẫu thuật tử cung…

có thể bao gồm mang thai, căng thẳng và bệnh tật.

Vô kinh ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe chị em?

Vô kinh không phải là hiếm gặp và khiến không ít chị em lo lắng, đặc biệt là những chị em đang trong độ tuổi sinh sản và chưa có con.

Vô kinh ảnh hưởng tới sức khỏe và chức năng sinh sản của nữ giới
Vô kinh ảnh hưởng tới sức khỏe và chức năng sinh sản của nữ giới

Theo các Chuyên gia y tế, dù nguyên nhân vô kinh do nguyên phát hay thứ phát thì tình trạng này kéo dài cũng gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới, làm giảm khả năng thụ thai. Những người thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt có làm tăng nguy cơ hiếm muộn, thậm chí vô sinh.

Ngoài ra, khi kinh nguyệt không tới đều đặn còn ảnh hưởng tới làn da, khiến nhan sắc chị em “xuống cấp”, da sạm, nám, lão hóa nhanh, giảm ham muốn tình dục…

Chính vì thế, ngay từ những tháng đầu không có kinh nguyệt, chị em nên đi khám ngay. Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản sẽ chỉ định thực hiện các kiểm tra như khám tử cung – phần phụ, siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò âm đạo, xét nghiệm máu, chụp X-quang buồng trứng… để đánh giá tình trạng sức khỏe, xác định nguyên nhân gây vô kinh. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên sức khỏe tổng thể, độ tuổi và nhu cầu mang thai hay không.

Vô kinh có điều trị được không?

Vô kinh có thể điều trị được nếu xác định đúng và sớm nguyên nhân. 

Trường hợp vô kinh do mất cân bằng nội tiết tố có thể được cải thiện bằng các loại hormone bổ sung. Nếu vô kinh do mắc dị tật ở cơ quan sinh sản hoặc do sự xuất hiện của các u nang, u xơ… thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc dùng thuốc điều trị (tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể).

Chị em cần đi khám nếu tình trạng vô kinh kéo dài
Chị em cần đi khám nếu tình trạng vô kinh kéo dài

Bên cạnh đó, chị em nên thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học, duy trì cân nặng ổn định, tích cực vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe.

Chị em có thể sử dụng kết hợp các loại sản phẩm TPBVSK có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ bổ huyết, điều kinh, giúp kinh nguyệt ra đều đặn hơn. Một trong những sản phẩm bổ sung cho cơ thể mà chị em có thể sử dụng là Ích Huyết Khang.

Sản phẩm là sự kết hợp của 6 vị thảo dược tự nhiên được đánh giá là an toàn, phù hợp với nữ giới tuổi dậy thì, chị em sau sinh con và ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Ích Huyết Khang không chỉ giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt còn giúp điều hòa chu kỳ kinh, không còn đau bụng kinh, khí hư ra nhiều…  Chị em có thể sử dụng sản phẩm trong thời gian dài, không lo sợ tác dụng phụ hoặc bị lệ thuộc.

Vô kinh có phòng tránh được không?

Theo các chuyên gia y tế, vô kinh có thể là do nguyên phát hoặc thứ phát nên khó có thể phòng tránh hoàn toàn tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên chị em có thể khắc phục sớm vô kinh nếu kịp thời phát hiện và chữa trị đúng phương pháp.

– Trong thời gian có kinh nguyệt cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên, mặc quần lót thông thoáng… nhắm tránh viêm nhiễm phụ khoa.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trong kỳ kinh nguyệt và chú ý tới chế độ sinh hoạt… có thể giúp phòng ngừa vô kinh thứ phát.
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trong kỳ kinh nguyệt và chú ý tới chế độ sinh hoạt… có thể giúp phòng ngừa vô kinh thứ phát.

– Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy 1 bạn tình, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như giang mai, lậu, sùi mào gà…, tránh quan hệ tình dục thô bạo làm tổn thương vùng kín.

– Sử dụng thuốc điều trị nội tiết theo đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp… vì sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

– Duy trì tâm sinh lý thoải mái, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, vận động thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, hạn chế bia rượu… sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có mất kinh tạm thời.

– Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần nhằm phát hiện những bệnh lý ở cơ quan sinh sản – một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh. 

Vô kinh không chừa một ai, nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Chính vì thế, chị em nên chủ động phòng tránh và sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt từ thảo dược, tốt cho sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm, mời độc giả liên hệ hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn giỏi giải đáp.

Nguồn tham khảo

  1. Mayo Clinic Staff. Amenorrhea. Mayoclinic. Truy cập ngày 21/12/2022.
  2. Amenorrhea. Clevelandclinic. Truy cập ngày 21/12/2022.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *