Tin sức khỏe

Sau sinh kinh nguyệt không đều – Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục?

Sau sinh kinh nguyệt không đều là vấn đề nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và làm cách nào để khắc phục? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Dược Tín Phong để hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh và có bí quyết cải thiện tình trạng này mẹ nhé!

Sau sinh kinh nguyệt không đều – Vì sao?

Kinh nguyệt không đều sau sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng không phải chị em nào cũng biết.

– Thay đổi hormone

Sau khi sinh, cơ thể của phụ nữ trải qua các thay đổi lớn về hormone, nhất là hạ estrogen và progesterone. Sự biến đổi hormone này có thể gây ra sự không ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến kinh nguyệt không đều.

– Do cho con bú

Sữa mẹ kích thích cơ thể sản sinh hormone prolactin. Prolactin tăng cao có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất estrogen, gây ra sự không ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Tâm lý của mẹ 

Trong thời gian chăm sóc con nhỏ, mẹ bỉm gặp phải tình trạng stress kéo dài hoặc mệt mỏi vì thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến hormone, làm tăng khả năng trì hoãn hoặc kéo dài thời gian có kinh, khiến kinh nguyệt không đều.

Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian sau sinh khiến mẹ dễ bị rối loạn kinh nguyệt
Căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian sau sinh khiến mẹ dễ bị rối loạn kinh nguyệt

– Tình trạng sức khỏe

Các vấn đề sức khỏe sau sinh như thiếu máu, rối loạn tuyến giáp, rối loạn tuyến yên và tiểu đường có thể gây ra sự không ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Mắc bệnh phụ khoa

Nhiều mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Lý do là vì mẹ không chăm sóc hoặc vệ sinh “vùng kín” cẩn thận, đặc biệt là những mẹ sinh thường, tầng sinh môn bị tổn thương nên thời gian phục hồi lâu và dễ bị mắc bệnh phụ khoa.

– Phục hồi sau sinh

Thời gian phục hồi sau sinh khác nhau tùy từng cơ địa, sức khỏe của từng mẹ. Vì thế cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. 

– Sử dụng thuốc tránh thai

Sau khi có con, nhiều mẹ kế hoạch bằng việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Điều này cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt của mẹ không đều.

Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều sau sinh

Kinh nguyệt không đều sau khi sinh được biểu hiện ở:

– Chu kỳ kinh không đều

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em kéo dài từ 28-32 ngày. Khi bị rối loạn sau sinh, Kinh nguyệt có thể kéo dài hơn 32 ngày hoặc ngắn dưới 28 ngày. Thời gian diễn ra hành kinh cũng thay đổi, ít hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày. Máu kinh cũng thay đổi sang màu đen hoặc vón cục.

– Mất kinh trong thời gian dài

Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe từng mẹ. Những người nuôi con bằng sữa mẹ có thể mất kinh trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn. Ngược lại, chị em không cho con bú thời gian có kinh thường sau 6-8 tuần sau khi sinh. Trung bình đẻ mổ sẽ khoảng 2-3 tháng có kinh trở lại.

Rong kinh, tháng có tháng không là những biểu hiện thường gặp ở mẹ bị rối loạn kinh nguyệt
Rong kinh, tháng có tháng không là những biểu hiện thường gặp ở mẹ bị rối loạn kinh nguyệt

– Xuất hiện cơn đau bụng kinh dữ dội

Khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, chị em phải đối mặt với cơn đau bụng kinh bất thường, dồn dập và dữ dội hơn.

– Đầu vú căng đau

Chị em sau sinh kinh nguyệt không đều còn nhận thấy ở việc đầu vú căng tức, khó chịu. 

Ngoài ra, khi kinh nguyệt không đều sau sinh, chị em có thể trải qua các triệu chứng khác nhau như nhức đầu, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi và buồn nôn.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Không phải trường hợp rối loạn kinh nguyệt sau sinh nào cũng cần tới gặp bác sĩ, tuy nhiên chị em không được chủ quan.

Sau sinh, chị em cần mất một thời gian để cơ thể phục hồi và kinh nguyệt trở lại bình thường. Nếu sau 1-2 năm mà kinh nguyệt chưa xuất hiện hoặc có các biểu hiện bất thường sau, chị em nên đi khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân. 

– Kinh nguyệt tháng có tháng không

– Thời gian hành kinh thất thường, máu kinh vón cục, có mùi hôi

– Núm vú đau tức, cơ thể mệt mỏi, đau lưng, đau bụng dữ dội hơn bình thường

Kinh nguyệt thất thường kèm đau đớn khó chịu ở vùng kín thì mẹ cần đi khám ngay
Kinh nguyệt thất thường kèm đau đớn khó chịu ở vùng kín thì mẹ cần đi khám ngay

– Vùng kín đau, ngứa, rát, ra máu bất thường đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.

Tùy thuộc vào căn nguyên gây rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh

Sau sinh kinh nguyệt không đều là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em khi trải qua sự thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai và sinh con, cho con bú. Thế nhưng nếu kinh nguyệt thất thường kéo dài có thể khiến chị em lo lắng. Vì thế, chị em có thể tham khảo các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh:

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của chị em sau sinh rất quan trọng, không chỉ giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể còn giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào, chất lượng cho con, đồng thời giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

– Bổ sung đậu nành và các sản phẩm từ đậu trong chế độ ăn hàng ngày nhằm cung cấp Isoflavone cho cơ thể giúp ổn định nội tiết, duy trì vóc dáng, cải thiện các bất thường ở kỳ kinh.

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, bưởi… giúp tăng đề kháng, làm giảm căng thẳng, đẩy lùi rối loạn kinh nguyệt.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ cũng là cách giúp mẹ ổn định kỳ kinh
Điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ cũng là cách giúp mẹ ổn định kỳ kinh

– Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa, ngũ cốc, sữa chua, rau củ quả và các loại hạt… giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, ổn định tâm lý, giảm mệt mỏi và phục hồi cơ thể nhanh chóng nhất.

– Thực hiện chế độ ăn khoa học: ăn đúng giờ, đủ bữa, tránh để quá đói hoặc ăn quá no. Duy trì cân nặng ổn định, không kiêng khem quá mức dẫn tới sụt giảm cân nặng, ảnh hưởng tới kỳ kinh.

– Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Hạn chế đồ uống chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà đặc và các loại đồ uống có ga.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt khoa học cũng góp phần ổn định kinh nguyệt cho mẹ sau sinh.  

– Nên chia sẻ việc chăm sóc con cái với chồng và người thân để có giấc ngủ trọn vẹn hơn, hạn chế mất ngủ, thức khuya ảnh hưởng tới tâm sinh lý và chu kỳ kinh nguyệt.

– Nên tăng cường các giấc ngủ ngắn vào ban ngày để giảm tình trạng thiếu ngủ dẫn tới cơ thể mệt mỏi, uể oải.

– Duy trì trạng thái tâm lý thoải mái bằng cách đọc sách, nghỉ ngơi thư giãn, nghe nhạc, làm việc nhà, chăm sóc cây cối, trò chuyện cùng người thân trong gia đình. Những việc làm này không chỉ giúp ích cho tâm lý, giảm tình trạng trầm cảm sau sinh còn hỗ trợ ổn định tâm trạng, giúp chu kỳ kinh xuất hiện đều đặn hơn.

Mẹ nên duy trì tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi
Mẹ nên duy trì tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi

Tăng cường vận động sau sinh

Tùy vào từng cơ địa chị em sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Với mẹ sinh mổ sẽ mất thời gian hồi phục lâu hơn chị em sinh thường.

Với chị em sinh mổ, thời gian đầu sau sinh, mẹ cần hạn chế vận động mạnh tránh tổn thương đến vết mổ. Trường hợp sinh thường nên tăng cường vận động để cải thiện sức khỏe cũng như tâm trạng và các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

Chị em có thể tham khảo một số bài tập vận động sau sinh vừa sức, phù hợp với cơ thể như: đi bộ, yoga, thiền. Tránh những bài tập, môn vận động đòi hỏi nhiều sức lực, gây căng thẳng thần kinh.

Ngoài ra việc tập thể dục còn giúp cải thiện hệ thống xương khớp, phục hồi thể trạng, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng trong kỳ kinh khá hiệu quả.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Sau khi sinh con, cơ thể chị em còn yếu rất dễ mắc các bệnh lý phụ khoa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt.

Vì thế, chị em cần lưu ý:

– Vệ sinh vùng kín hàng ngày và đúng cách, đặc biệt là trong thời gian có kinh. Tránh thụt rửa âm đạo quá mạnh hay sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ có độ pH quá cao.

– Lựa chọn đồ lót có chất liệu mềm, độ thấm hút tốt, thoáng mát, vừa với cơ thể. Không mặc các loại quần lót bó sát hoặc vải thô cứng gây ảnh hưởng tới cơ thể.

– Quan hệ tình dục an toàn, có thể sử dụng bao cao su để tránh thai. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai vì thời gian dài có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

Cải thiện kinh nguyệt không đều sau sinh bằng thảo dược tự nhiên

Theo các chuyên gia y tế, mẹ sau sinh nên hạn chế sử dụng các loại thuốc ổn định kinh nguyệt vì có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ, tác động không tốt tới trẻ khi còn bú mẹ.

Sử dụng kết hợp với Ích Huyết Khang để điều hòa chu kỳ kinh hiệu quả
Sử dụng kết hợp với Ích Huyết Khang để điều hòa chu kỳ kinh hiệu quả

Thay vì dùng thuốc, mẹ sau sinh kinh nguyệt không đều có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt từ thảo dược tự nhiên chứa các thành phần như ích mẫu, hương phụ, ngải cứu…

Một trong số những sản phẩm điều hòa kinh nguyệt được đánh giá cao trên thị trường hiện nay phải kể tới Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang. Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Tín Phong.

Ích Huyết Khang được bào chế từ 6 vị thảo dược tự nhiên, lành tính như ích mẫu, đương quy, xuyên khung, thục địa, ngải cứu, hương phụ. Đây đều là những vị dược liệu đã được nghiên cứu lâm sàng, chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe nữ giới, hỗ trợ bổ huyết, điều kinh. Sản phẩm an toàn cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.

Để cải thiện kinh nguyệt không đều sau sinh con, chị em chỉ cần sử dụng 4-6 viên Ích Huyết Khang mỗi ngày với liệu trình đều đặn 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, sản phẩm Ích Huyết Khang còn giúp giảm dần các cơn đau bụng kinh, đau lưng, đau đầu… mỗi khi tới tháng, hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, ngừa xanh xao, mệt mỏi cho chị em.

Sau sinh kinh nguyệt không đều là vấn đề thường gặp nhưng không phải chị em nào cũng hiểu đúng và biết cách khắc phục hiệu quả. Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp chị em lựa chọn được phương pháp ổn định kinh nguyệt phù hợp.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Ích Huyết Khang, chị em liên hệ hotline 1800 9229 để được đội ngũ Dược sĩ chuyên môn giỏi giải đáp nhé!

Nguồn tham khảo

Nicole Harris (2022). Why Do I Have Irregular Periods After Birth? Parents. Truy cập ngày 12/1/2023.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *