Tin sức khỏe

Đau bụng kinh – Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau bụng kinh là hiện tượng rất hay gặp ở chị em khi tới kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Vậy nguyên nhân nào khiến chị em gặp phải tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Mời độc giả cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây của Dược Tín Phong nhé!

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Cũng theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng kinh.

  • Do thay đổi nội tiết

Khi đến kỳ kinh nguyệt, lượng hormone prostaglandin tiết nhiều hơn giúp tử cung co bóp và đẩy máu kinh ra ngoài. Lúc này, cơn đau bụng sẽ xuất hiện kèm với các biểu hiện khác như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu… Khi niêm mạc tử cung bong hết, hormone prostaglandin giảm xuống, cơn đau bụng cũng thuyên giảm dần.

  • Do đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai giúp trứng sau khi được thụ tinh không thể bám vào tử cung để phát triển. Nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh và kéo dài hơn trong vài tháng đầu khi đặt vòng.

Đau bụng kinh có thể do thay đổi nội tiết hoặc mắc bệnh lý nào đó ở cơ quan sinh sản
Đau bụng kinh có thể do thay đổi nội tiết hoặc mắc bệnh lý nào đó ở cơ quan sinh sản
  • Do mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh sản

Theo nghiên cứu, có một số bệnh lý ở cơ quan sinh sản gây ra tình trạng đau bụng kinh với nhiều mức độ khác nhau mà chị em không nên chủ quan.

Hội chứng tiền kinh nguyệt: Đau bụng kinh có thể xuất hiện trước khi kinh nguyệt xuất hiện khoảng 1 tuần hoặc vài ngày. Cơn đau có thể kéo dài tiếp tục trong thời gian hành kinh và giảm dần mức độ.

Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng các mô niêm mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung như ở buồng trứng, ống dẫn trứng, mô lót bên trong khung chậu…Khi bị tình trạng này sẽ gây đau và chảy máu nhiều. 

Viêm vùng chậu: Là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung và lây lan sang các cơ quan sinh sản khác. Viêm vùng chậu thường gây đau bụng kinh và đau khi quan hệ tình dục.

U xơ tử cung: Khối u xuất hiện sẽ gây áp lực cho tử cung, gây ra tình trạng đau bụng khi kinh nguyệt.

Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung có kích thước nhỏ sẽ làm chậm dòng chảy của kinh nguyệt, tăng áp lực tử cung cũng gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.

Cách phân biệt đau bụng kinh

Theo các Chuyên gia y tế, đau bụng kinh là những cơn đau nhói, co thắt ở vùng bụng dưới. Tình trạng đau bụng kinh thường xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại:

  • Đau bụng kinh nguyên phát

Đây là tình trạng đau bụng hành kinh mang tính cơ năng, chị em không phát hiện bất cứ thay đổi gì ở cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh khởi phát vào khoảng 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu.

Cơn đau bụng kinh xuất hiện trước ngày hành kinh hoặc ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau ở vùng bụng dưới và thắt lưng, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đi tiểu nhiều lần…

Tình trạng đau bụng kinh nguyên phát có thể mất dần sau khi nữ giới kết hôn hoặc sau khi sinh nở.

Cơn đau bụng kinh xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào từng cơ địa mỗi người 
Cơn đau bụng kinh xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào từng cơ địa mỗi người
  • Đau bụng kinh thứ phát

Là tình trạng đau bụng kinh mang tính khí chất, tức là có những thay đổi ở cơ quan sinh dục. Cụ thể, chị em mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, cổ tử cung hẹp, u xơ tử cung… sẽ gây ra tình trạng đau bụng kinh.

Tình trạng đau bụng kinh thứ phát thường không kèm buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy… nhưng nó kéo dài hơn đau bụng kinh thông thường. 

Giảm đau bụng kinh với biện pháp đơn giản

Đau bụng kinh khiến chị em khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng sống, sinh hoạt, công việc và học tập. Để giảm tình trạng đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Chườm nóng

Chị em có thể sử dụng túi sưởi hoặc chai nước ấm để chườm vào vùng bụng bị đau, giúp giãn cơ và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn cũng có thể ngâm mình trong nước ấm để các cơ bụng và lưng được thư giãn. Chườm nóng/ ấm là biện pháp giảm đau tự nhiên, dễ thực hiện mà nhiều chị em nên áp dụng.

Để giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, chị em có thể chườm ấm vùng bụng đau hoặc uống trà nóng.
Để giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, chị em có thể chườm ấm vùng bụng đau hoặc uống trà nóng.
  • Uống trà nóng

Thay vì sử dụng nước ngọt có ga, rượu bia… khi bị đau bụng kinh, chị em nên sử dụng các loại trà thảo mộc để làm ấm cơ thể, giúp giảm đau khi hành kinh hiệu quả. Các loại trà nên dùng như trà hoa cúc, trà cam thảo, trà gừng, trà quế…

  • Massage vùng bụng

Khi bị đau bụng kinh, vùng bụng dưới thường căng tức khó chịu. Vì thế, chị em nên đặt tay lên bụng và massage nhẹ nhàng để giảm co thắt tử cung, giảm đau bụng kinh hiệu quả.

  • Vận động vừa sức

Nhiều chị em tới kỳ kinh nguyệt vẫn vận động mạnh hoặc tham gia làm việc nặng, điều này sẽ khiến tình trạng đau bụng kinh kéo dài hơn. Vì thế, chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn trong thời gian hành kinh để tránh co thắt tử cung quá mức, giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần tránh các môn thể thao quá mạnh như chạy bộ, đạp xe, leo núi. Thay vào đó là tham gia các môn thể dục vừa sức như yoga, đi bộ nhẹ nhàng.

  • Dinh dưỡng khoa học

Nếu để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm ngọt, đồ chiên rán… sẽ làm tình trạng đau bụng kinh lâu hơn và nghiêm trọng hơn. Do đó, chị em nên bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi trong thời gian hành kinh, tăng cường thực phẩm giàu canxi, sắt, vitamin tốt cho sức khỏe.

  • Sử dụng thảo dược tự nhiên giảm đau bụng kinh

Theo Y học cổ truyền, có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng bổ huyết, điều kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả như:

Ích mẫu: Có vị đắng, tính mát, tác dụng hoạt huyết, khử ứ, điều kinh… dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nhiều…

Sử dụng sản phẩm giảm đau bụng kinh an toàn từ thảo dược tự nhiên
Sử dụng sản phẩm giảm đau bụng kinh an toàn từ thảo dược tự nhiên

Ngải cứu: Có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, giúp điều hòa khí huyết, ôn kinh, cầm máu, trừ hàn thấp, ngừa đau bụng kinh…

Hương phụ: Có vị cay, hơi đắng, ngọt có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh. Hương phụ giúp chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, các bệnh ở nữ giới trước và sau sinh.

Ngoài việc sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ giảm đau bụng kinh nêu trên, chị em có thể tham khảo các sản phẩm TPBVSK từ thảo dược, đã được bào chế dưới dạng viên nang tiện lợi sử dụng mọi lúc, mọi nơi, không mất thời gian chế biến (sắc thuốc).

TPBVSK Ích huyết khang là sự kết hợp độc đáo của 6 vị thảo dược: ích mẫu, hương phụ, đương quy, thục địa, ngải cứu, xuyên khung có tác dụng hỗ trợ bổ huyết, điều kinh, giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh an toàn, hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về tình trạng đau bụng kinh. Nếu cần được tư vấn thêm, mời độc giả liên hệ hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn giỏi giải đáp.

Nguồn tham khảo

  1. Dysmenorrhea (2022). Ncbi. Truy cập ngày 7/12/2022
  2. Dysmenorrhea. My.clevelandclinic. Truy cập ngày 7/12/2022
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *