Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, sau sinh con và tiền mãn kinh. Rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh lý nhưng nó lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe mà chị em không nên làm ngơ.
Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Thông thường, kinh nguyệt xuất hiện lần đầu ở độ tuổi 12-16, chu kỳ kinh thường là 25-28 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp kinh nguyệt ngắn dưới 25 ngày hoặc dài hơn tới 35 ngày hoặc nhiều trường hợp mất kinh tạm thời, vài tháng mới có kinh, máu kinh bất thường… đó chính là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Tùy vào mức độ rối loạn kinh nguyệt, biểu hiện khác nhau ở từng lứa tuổi… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý, thậm chí là sức khỏe sinh sản nếu không được chữa trị kịp thời.
Lý do gây rối loạn kinh nguyệt
Nhiều người bị rối loạn kinh nguyệt nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều yếu tố khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt ngắn ngày hoặc rối loạn liên tục trong thời gian dài.
– Yếu tố nội tiết
Sự mất cân bằng nội tiết, hormone ở tuổi dậy thì, mãn kinh, thời gian mang thai và sinh con, cho con bú làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, dễ gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
– Suy giảm chức năng tuyến giáp
Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể vì thế những chị em bị rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ có khả năng cao bị rối loạn kinh nguyệt.
– Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thường xuyên ăn thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc chế độ ăn kiêng khem… không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm tăng khả năng bị rối loạn kinh nguyệt.
– Lối sống sinh hoạt thiếu khoa học
Việc thường xuyên thức khuya, ngủ không đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn gây ra rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, những người vận động quá mức, làm việc quá sức cũng dễ bị rối loạn kinh nguyệt hơn người có lịch sinh hoạt điều độ, đúng cách.
– Tăng giảm cân đột ngột
Theo khảo sát, những người đột ngột tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng cũng dẫn tới tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt. Bởi sự thay đổi cân nặng sẽ làm rối loạn hormone trong cơ thể, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất, thiếu – thừa dinh dưỡng.
– Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Công việc nhiều, stress, căng thẳng quá mức sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết nhiều hormone cortisol. Hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố như estrogen, progesterone gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
– Mắc các bệnh lý phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa như hội chứng đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung… khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt do mắc bệnh lý phụ khoa sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chị em nên việc thăm khám phụ khoa định kỳ rất cần thiết.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau về tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Các dấu hiệu thường gặp như:
– Rong kinh
Đây là biểu hiện thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt trong tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Thay vì kinh nguyệt xuất hiện trong 3-5 ngày thì chị em bị rong kinh sẽ có thể kéo dài 7-10 ngày.
– Kinh thưa, kinh mau hoặc vô kinh
Thông thường vòng kinh 25-28 ngày nhưng khi bị rối loạn, vòng kinh có thể dài trên 35 ngày (kinh thưa) hoặc ngắn dưới 22 ngày (gọi là kinh mau). Trong nhiều trường hợp còn không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).
– Cường kinh hoặc thiểu kinh
Với người bình thường, kinh nguyệt không bị rối loạn, máu kinh mỗi chu kỳ khoản 50-150ml. Nhưng nếu bị thiểu kinh, lượng máu kinh quá ít, dưới 20ml và chỉ trong 2 ngày. Đối với cường kinh, lượng máu kinh lại quá nhiều trên 150ml và kéo dài 7-10 ngày.
– Thống kinh
Là tình trạng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội trong vài ngày đầu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh lý nhưng nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách.
– Sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng
Kinh nguyệt quá nhiều hay quá ít, chu kỳ kinh diễn ra bất thường, hay bị đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt… đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản như u xơ tử cung, viêm lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển ung thư, nguy hiểm tới tính mạng.
– Tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh
Mặt khác, tình trạng rối loạn kinh nguyệt khiến vòng kinh không đều đặn, chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc mang thai, lâu dần dẫn tới nguy cơ vô sinh.
– Ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục
Chu kỳ kinh rối loạn gây trở ngại trong sinh hoạt tình dục. Nếu quan hệ trong ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh lý phụ khoa.
– Cơ thể suy nhược, xanh xao, thiếu máu
Kinh nguyệt rối loạn, máu kinh quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu (giảm hồng cầu máu). Thiếu máu sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển oxy trong máu, gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống. Trường hợp thiếu máu nặng còn gây ra tình trạng ngất xỉu, ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp…
Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Tùy vào từng tình trạng và mức độ rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể tham khảo các biện pháp khắc phục sau:
– Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống
Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em nên điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày của bản thân.
+ Chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm chiên rán, đồ cay nóng, rượu bia.
+ Vận động hợp lý bằng những môn thể thao vừa sức như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, bơi lội, đánh cầu lông… Không nên vận động quá sức, chơi thể thao quá mức hoặc làm việc nặng mỗi ngày.
+ Chú ý làm việc kết hợp nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya, ngủ đúng giờ, đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.
+ Duy trì tâm sinh lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Nên dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi như nghe nhạc, xem phim, đi chơi cùng bạn bè…
– Sử dụng thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Bên cạnh việc thay đổi thói quen sống, sinh hoạt và ăn uống, chị em có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ bổ huyết, điều kinh, khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Các loại thảo dược thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt cho chị em gồm ích mẫu, hương phụ, đương quy, xuyên khung, ngải cứu… Chị em có thể tìm mua tại các hiệu thuốc Đông y để sắc uống hoặc sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần từ thảo dược để tiện sử dụng.
TPBVSK Ích Huyết Khang là một trong những sản phẩm hỗ trợ bổ huyết, điều kinh, ngừa rối loạn kinh nguyệt được nhiều chị em lựa chọn.
Với 100% thành phần từ thảo dược tự nhiên, được nghiên cứu bởi đội ngũ Dược sĩ chuyên môn giỏi, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP – WHO đầu tiên của Việt Nam, chị em hoàn toàn yên tâm.
Chỉ với 2 viên mỗi lần và 2-3 lần mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 1 – 2 tháng, tình trạng rối loạn kinh nguyệt của chị em sẽ được cải thiện đáng kể. Thay vì phải chịu cảnh chu kỳ kinh “hỗn loạn”, đau bụng kinh, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, da khô, nổi mụn… khi có Ích Huyết Khang những “vấn đề” đó không còn đáng lo ngại nữa.
– Điều trị bằng thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ
Ngoài việc sử dụng TPBVSK nguồn gốc thảo dược giảm rối loạn kinh nguyệt, chị em nên đi khám khi tình trạng rối loạn kéo dài. Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý tiềm ẩn (nếu có), từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Mặc dù không phải là bệnh nhưng rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ gây phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em. Vì thế, chị em cần áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm soát tình trạng này.
Để tìm hiểu thêm về rối loạn kinh nguyệt hay được tư vấn về sản phẩm TPBVSK Ích Huyết Khang, mời độc giả liên hệ theo số hotline 1800 9229 để được các chuyên gia, Dược sĩ hỗ trợ.
Nguồn tham khảo
- Healthcare: Obstetrics and Gynecology. Bcm. Truy cập ngày 6/12/2022.
- What causes menstrual irregularities? Nichd. Truy cập ngày 6/12/2022.